Nếu lần đầu tiên mua vé máy bay đi Mỹ hay nhiều lần đi Mỹ, chắc chắn quý khách không thể tránh khỏi vòng kiểm tra của Cục hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ. Do đó, để chuẩn bị cho mình một chuyến đi thuận buồm xuôi gió, hãy tham khảo quy định về mang thực phẩm sang Mỹ để tránh bị tịch thu, phạt tiền hoặc nặng hơn là không được nhập cảnh.
Một số thực phẩm làm sẵn có thịt không được mang vào Hoa Kỳ
Các loại thực phẩm có thịt heo, thịt vịt, thịt gà, trứng, tổ yến, nước súp, canh và các loại trái cây, đều bị cấm ngặt tại các phi cảng”. Bà Lee Ann Harty, phát ngôn viên của CBP tại phi trường Los Angeles, giải thích: “Theo truyền thống, thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong dịp Tết Nguyên Ðán hoặc các dịp văn hóa truyền thống của người gốc Châu Á. CBP hiểu khá rõ những gì du khách thường mang vào Mỹ, vào mùa nào hoặc dịp đặc biệt nào. Tại các phi trường của các hãng hàng không đi Mỹ như Eva Airlines, American Airlines, United Airlines luôn có sự giám sát nghiêm ngặt của CBP.
Tại buổi họp báo, CBP bày ra đủ thứ thực phẩm bị tịch thu, nào là bưởi, táo, rau, nhung nai, thịt khô, lạp xưởng... Ðặc biệt, có những bịch nhựa bên trong toàn là “kẹo,” nhưng nhân viên quan thuế cho biết đó thực ra là khô bò cắt thành miếng vuông.
Cấm trái cây, rau, hạt, đất
Theo quy định của Bộ Nông Nghiệp, cấm mang thực phẩm sang Mỹ bao gồm những loại tất cả các loại trái cây, rau, hạt vì có thể có một số vi khuẩn làm ảnh hưởng sức khỏe công cộng. Quan thuế Hoa Kỳ bày nhiều bịch hạt giống như rau muống, tía tô, ớt hiểm, quế lá to, bồ ngót, xà lách... cả những bịch nếp than, gạo lứt. Về những loại hạt, nếu có giấy chứng nhận đã được kiểm nghiệm, du khách có thể mang vào Mỹ.
Theo tài liệu của CBP, hồi thập niên 1980, một số trái cây từ vùng Ðịa Trung Hải đem vào Mỹ, có mang theo một loại sâu, tạo ra nạn dịch ruồi tại California. Sau này, giới chức y tế khám phá loại sâu này nằm trong trái cây do một du khách mang vào.
Phương pháp kiểm tra
“Chúng tôi được Bộ Nông Nghiệp và FDA huấn luyện rất kỹ càng để 'khám phá' những loại thực phẩm bị cấm,” ông Paul Nguyễn nói. “Ngoài ra, chúng tôi cũng được huấn luyện về tâm lý để đoán biết ai mang đồ cấm hoặc không. Chúng tôi đôi khi cũng được tin của cơ quan tình báo cung cấp.”
Tại phi trường Los Angeles , CBP còn có bảy con chó được huấn luyện đặc biệt để ngửi mùi thực phẩm. Cô Leticia Hale, chuyên viên nông nghiệp của CBP, nói: “Khi chó ngửi thấy mùi thực phẩm trong hành lý, nó sẽ ngồi xuống cạnh du khách mang hành lý đó. Thế là chúng tôi biết phải làm gì kế tiếp”. Cô cho biết thêm, phi trường này sử dụng chó đánh hơi thực phẩm lần đầu tiên năm 1984, và cũng là lần đầu tiên tại Mỹ, khi Los Angeles tổ chức Thế Vận Hội.
CBP ở phi trường này cũng có cả máy rà hành lý để tìm đồ vật bị cấm mang vào nước Mỹ. Khi máy bay sắp đáp xuống, theo ông Paul Nguyễn, du khách được cấp một mẫu đơn, gọi là “Customs Declaration” (Tờ Khai Hải Quan) bằng tiếng Anh, hoặc tiếng Việt, hoặc bằng ngôn ngữ nào đó, để khai báo.“Chúng tôi luôn tạo cơ hội để du khách khai báo. Chúng tôi luôn hỏi "quý vị có mang thứ gì cấm không' ít nhất ba lần trước khi quyết định mở hành lý bị nghi ngờ”, ông Paul Nguyễn chia sẻ.
Tham khảo: Những thứ được mang vào Mỹ