QUY ĐỊNH HÀNH LÝ ĐI MỸ: DỤNG CỤ THỂ THAO, NHẠC CỤ, VẬT DỤNG QUÝ GIÁ HOẶC DỄ VỠ
Khi quý khách sử dụng dịch vụ bay của các hãng hàng không quốc tế đi Mỹ, có một điều quan trọng mà mọi người đều quan tâm là quy định hành lý của hãng hàng không và quy định của hải quan Mỹ.
Ngoài quy định về hành lý xách tay, hành lý miễn cước và hành lý quá cước, còn một quy định khác về các dụng cụ thể thao, nhạc cụ, các vật giá trị và dễ vỡ trên các chuyến bay đến Mỹ.
Quý khách nên tham khảo những thông tin chi tiết dưới đây để đưa ra quyết định tốt nhất về hành lý và hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất về chi phí và vật dụng của mình
1. Dụng cụ thể thao hay nhạc cụ được xem là hành lý miễn cước. Nếu vượt quá định mức, quý khách phải chi trả một khoản tiền nhất định theo quy định hành lý quá cước.
Hành lý hơn 158cm (62in) đến 203cm (80in) | Phí hành lý quá khổ sẽ được miễn hoặc hạn chế tùy thuộc vào loại và chặng bay |
---|---|
Hành lý hơn 203cm (80in) đến 292cm (115in) | Trả thêm phí hành lý quá cước hoặc hạn chế tùy thuộc vào loại và chặng bay |
Hành lý hơn 292cm (115in) | Không chấp nhận vận chuyển |
2. Đối với các chuyến bay đến Honolulu: quý khách được mang theo 1 kiện hành lý 23 kg và 158 cm và một túi golf 23 kg và 203 cm. Nếu túi golf của quý khách vượt mức quy định thì phải trả thêm 60 USD cho mỗi ký.
Cẩm nang: kinh nghiệm mua vé máy bay đi Mỹ
3. Đối với những vật dụng giá trị và dễ vỡ:
Vật dụng có giá trị cao | Vật dụng giá trị khác |
---|---|
Tiền mặt, đồ trang sức, kim loại quý, giấy tờ chứng khoán, các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ | Tài liệu, dữ liệu điện tử, máy vi tính, các thiết bị ngoại vi, máy ảnh, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, điện thoại di động, tài liệu du lịch như hộ chiếu…hàng mẫu, thẻ, chứng chỉ vàng, sổ tiết kiệm, chìa khóa, đồng hồ, vật lưu niệm, thuốc |
Đa số các hãng hàng không đi Mỹ sẽ bảo quản hành lý cho quý khách cẩn thận nhất, tuy nhiên việc mất mát và thiệt hại là không tránh khỏi và hãng hàng không sẽ không chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Thiệt hại của những vật dụng dễ vỡ như gốm, sứ, đồ thủy tinh, chai rượu,..
- Thiệt hại nhỏ như vết trầy xước, vết lõm, vết cắt,bụi bẩn..
- Thiệt hại gây ra do TSA (Cục quản lý an ninh hàng không).
- Mất mát các thiết bị gắn bên ngoài hành lý bị nhô ra như bánh xe có thể tháo rời, dây đai, dây móc, thẻ tên, thắt lưng hoặc các mặt hàng kèm theo khác,…
- Thiệt hại đối với hành lý từ trọng lượng dư thừa hoặc trên bao bì, hoặc do khiếm khuyết trong hành lý riêng của mình chẳng hạn như từ hao mòn thông thường.